|   

Quyết định không cấp phép dự án thép cán xây dựng: Cần quyết tâm và quyết liệt

, 16/03/2013, 10:13 GMT+7

 

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Việc Bộ Công Thương chấn chỉnh dừng lại không cấp phép dự án thép cán xây dựng là việc làm rất cần thiết và rất ý nghĩa đối với ngành thép hiện nay. Vì cung đang vượt cầu quá xa.


Quyết liệt không cấp phép để kinh doanh lành mạnh

Ông Nghi cho biết: Tổng tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 2 ước đạt khoảng 250.000 tấn, kết quả này ảnh hưởng một phần vì không khí Tết còn lắng đọng cùng với nghỉ Tết Nguyên Đán dài ngày và thị trường bất động sản đóng băng. Đến đầu tháng 3 các doanh nghiệp (DN) đã đi vào hoạt động ổn định trở lại, ước lượng thép xây dựng tiêu thụ khoảng 350.000 tấn. Mức này tuy có tăng hơn, nhưng chưa đạt được mốc trung bình khi, cùng với các chính sách Nhà nước được điều chỉnh để thực thi.

"Nếu chúng ta quyết liệt được việc không cấp phép thì sẽ hạn chế được tình trạng xảy ra cạnh tranh khốc liệt, đá sân lẫn nhau… Chưa kể tới những yếu kém của các doanh nghiệp Việt thường diễn ra không như các nước. Theo các nước trên thế giới, khi thành lập doanh nghiệp thì cơ cấu vốn để đầu tư của họ gồm có 3 nguồn: Thứ nhất là nguồn vốn tự có. Thứ 2, vốn bán ra thị trường chứng khoán. Thứ ba, là vốn vay"- ông Nghi nói.

Nhưng tại Việt Nam thường chỉ có 2 loại vốn là: vốn tự có và vốn ngân hàng, mà chủ yếu là vốn ngân hàng. Riêng vốn tự có doanh nghiệp chủ yếu chỉ đăng ký cho có, rồi sau đó hầu như dựa vào vốn vay. Mà vốn vay thì lãi suất lại cao hơn so với các nước, nên thép sản xuất ra phải cõng lãi suất cao, cùng với chi phí đầu vào cao nên giá thành cao, chưa kể tới hạ tầng cơ sở kém cùng với nhiều DN đầu tư manh mún nên khó có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Ông Nghi cũng cho biết: Theo tính toán, hiện nay tổng công suất thiết kế ban đầu của ngành thép xây dựng đã lên khoảng trên 11 triệu tấn. Trong khi đó, năm 2012 tiêu thụ biểu kiến (thành viên hiệp hội thép + ngoài hiệp hội + nhập khẩu - xuất khẩu) thép xây dựng chỉ khoảng 6 triệu tấn, trong khi đó công suất hiện tại đã gấp hai lần). Từ đó dẫn tới sự cạnh tranh không thực sự lành mạnh.

Do cung vượt cầu quá xa nên hiện nay có một số nhà máy xây dựng xong nhưng chưa dám sản xuất như: Nhà máy thép của Tập đoàn Hòa Phát khoảng tháng 7- tháng 8 sẽ đưa vào sản xuất, khi cho ra sản phẩm theo thiết kế từ 400.000- 450.000 tấn sản phẩm/năm; Thép Đà Nẵng Ý (DNY) 250.000 tấn và cuối năm 2012 đã đưa vào sản xuất, nhưng chỉ chạy khoảng 20 – 30% công suất; Công ty CP Thép miền Trung 250.000 tấn/năm đang được chạy thử; Công ty CP Thép Thái Bình Dương (Đà Nẵng) với công suất 250.000 tấn/năm, trong tháng 2 đã sản xuất được 700 tấn và tiêu thụ 500 tấn; Công ty TNHH An Hưng Tường 250 ngàn tấn/năm… Nếu những nhà máy này đi vào sản xuất thì không biết thị trường thép sẽ tồn đọng đến mức nào.

Quyết định không cấp phép dự án thép cán xây dựng: Cần quyết tâm và quyết liệt

Hiệu quả phải đi đôi với công nghệ

Nếu một doanh nghiệp sản xuất thép có hiệu quả thì phải chạy và tiêu thụ tới 80% công suất thiết kế ban đầu mới tạm có lợi nhuận duy trì. Trong khi đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ đạt khoảng 20-30% công suất thiết kế, vì thế những doanh nghiệp  này rất khó tồn tại.

Ông Nghi cũng cho biết thêm, Bộ Công Thương ra khá nhiều văn bản quy định, ví như: Quy định về công nghệ, thiết bị phải tiên tiến, không được nhập công nghệ lạc hậu. Có quy định lò điện phải từ 50 tấn lẻ trở lên, lò chuyển phải từ 120 tấn lẻ trở lên, lò cao từ 500 m3 trở lên, cùng với các quy chuẩn về tiêu hao nước, điện năng, ảnh hưởng môi trường…, tuy nhiên hầu như các doanh nghiệp không mấy quan tâm.

Hay trong lĩnh vực sản xuất phôi thép, trước đây, Việt Nam có thời kỳ nhập tới 70-80% phôi. Chính vì vậy chỉ còn mỗi gia công, cán kéo thép nên giá trị gia tăng của ngành thép rất thấp. Do đó, Chính phủ đã kêu gọi nên đầu tư sản xuất phôi trong nước để gia tăng giá trị sản xuất, và từ đó nhiều doanh nghiệp đã tư đầu tư vào phôi thép. Đến nay, các doanh nghiệp trong nước hầu như đã tự sản xuất, nếu sản xuất hết công suất có thể đạt tới trên 90% nhu cầu phôi trong nước. Nhưng do các DN hầu như đầu tư manh mún, lò nhỏ, cùng với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu lớn nên giá thành cao.

Cùng với đó, nguyên liệu cho ngành phôi thép là thép phế không có, do công nghiệp nước ta phát triển kém. Như tại các nước  Mỹ, Nhật Bản… họ có nhiều thép phế, vì đầu tư máy móc có công nghệ hiện đại cũng chỉ hoạt động từ 3 đến 5 năm, khoảng thời gian đó thiết bị, công nghệ cũ đã được thải ra dần, và sản phẩm đó được đưa vào bán để thu hồi. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, máy móc, công nghệ phải dùng tới vài chục năm thì đương nhiên lạc hậu. Vì vậy, công nghiệp kém nên không có thép phế, dẫn tới phải nhập khẩu, và hiện nay vẫn phải nhập tới 70-80% nhập từ nước ngoài.

Như năm 2012, Việt Nam phải nhập tới gần 3,5 triệu tấn thép phế. "Nếu năm 2013 sản xuất dự kiến tăng thêm khoảng 3% thì đương nhiên phải nhập thép phế tăng và dự kiến đến năm 2015 phải nhập đến 3.500 tấn, đây là việc khó cho doanh nghiệp Việt, nên cần có sự tính toán đầu vào và cân đối đầu ra để tồn tại"- ông Nghi nhấn mạnh.

Kim Tuyến
(theo Công thương)

Written : admin

 

Search date :       

dathongbao
Giấy phép kinh doanh số : 0311224757 cấp ngày : 11/10/2011 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh
Người đại diện : Ông Vũ Văn Hùng
Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Vũ
Địa chỉ : 49 Lê Trung Nghĩa, P. 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện thoại : 0923215555
Email : info@satthepvietnam.com.vn
Website : www.satthepvietnam.com.vn